Phương pháp tính sức mạnh tổng hợp quốc gia Sức mạnh tổng hợp quốc gia

Phương pháp của Ray Cline

Ray Cline (Giám đốc Trung tâm nghiên cứu chiến lược và Viện nghiên cứu quốc tế của Đại học Georgetown, Mỹ) đưa ra công thức tính sức mạnh tổng hợp quốc gia như sau:

Pp = (C+E+M) × (S+W), trong đó:C (Country): thực thể cơ bản gồm dân sốlãnh thổ.E (Economy): thực lực kinh tế gồm GDP và cơ cấu kinh tế.M (Military): thực lực quân sự bao gồm lực lượng hạt nhân chiến lược và lực lượng chính quy.S (Strategy): ý đồ chiến lược do lãnh đạo quốc gia vạch ra.W (Will): ý chí của toàn dân đối với ý đồ chiến lược do lãnh đạo quốc gia vạch ra.

Mỗi tham số sẽ được tính điểm và giá trị cao nhất của Pp mà một quốc gia có thể đạt được là 1000 thì:

Pp/1000 = (C/100 + E/200 + M/200) × (S+W)

Cách tính điểm của mỗi tham số như sau:

C: tối đa 100 điểm, trong đó dân số 50 và diện tích lãnh thổ 50. Dân số có các mức 15, 50 và 200 triệu người, dưới 15 triệu không được tính điểm, 200 triệu được điểm tối đa 50 còn trên 200 triệu hoặc từ 15 đến dưới 200 triệu bị trừ điểm. Diện tích lãnh thổ từ 8 triệu km vuông trở lên được điểm tối đa 50, dưới 200 nghìn km vuông không được tính điểm, trong khoảng còn lại sẽ xếp theo các thang bậc.E: tối đa 200 điểm trong đó GDP (thường tính theo sức mua tương đương) 100 điểm và cơ cấu kinh tế 100 điểm; Mỹ coi là đạt điểm tối đa 200, các quốc gia khác xếp sau theo thang bậc. Các nước có GDP từ 10 tỷ USD trở xuống không được tính điểm. Cơ cấu kinh tế chia ra 5 lĩnh vực: năng lượng, khai khoáng, công nghiệp, nông nghiệp, thương mại, mỗi lĩnh vực 20 điểm; từng lĩnh vực nếu sản xuất đủ đáp ứng nhu cầu trong nước hoặc có thể xuất khẩu thì được 20 điểm, phải nhập khẩu bị trừ điểm (trừ tối đa 5 điểm).M: gồm lực lượng hạt nhân chiến lược (100 điểm) và lực lượng quân đội chính quy (100 điểm). Mỹ cũng được coi là đạt điểm tối đa 200, các quốc gia khác xếp sau theo tương quan với Mỹ.

Như vậy tổng các nhân tố thuộc phần cứng tối đa là 500 điểm, các yếu tố phần mềm chính là hệ số để sức mạnh phần cứng được phát huy.

S: ý đồ chiến lược thể hiện tập trung nhất lợi ích cơ bản của quốc gia thì được hệ số tối đa (1), ý đồ chiến lược được chi thành hai phương diện phòng thủ và tấn công, mỗi thứ 0,5. Nếu yếu tố truyền thống (chiến thắng trong nhiều cuộc chiến tranh..), tinh thần dân tộc cao thì được cộng thêm vào hệ số, ngược lại sẽ bị trừ bớt đi.W: sự ủng hộ của người dân tối đa là 1, được chia nhỏ thành mức độ đồng tâm nhất trí của cả dân tộc, trình độ và hiệu lực của chính phủ và mức độ quan tâm của số đông người dân đối với lợi ích và chiến lược quốc gia, mỗi tham số 0,33.

Ứng dụng phương pháp này và sử dụng số liệu năm 2006, thì sức mạnh tổng hợp quốc gia của Việt Nam là 88 (trên 1000 điểm).[1]

Phương pháp của Nhật Bản

Phương pháp này cũng tương tự phương pháp của Cline nhưng có khác một vài tham số:

Pp = (C+E+M)(G+D), trong đó:C: thực thể cơ bản ngoài dân sốlãnh thổ, tính thêm tài nguyên thiên nhiên.E: thực lực kinh tế ngoài GDP và cơ cấu kinh tế, tính thêm GDP bình quân đầu người và mức tăng trưởng kinh tế.M: thực lực quân sự giống như phương pháp của Cline.G: năng lực chính trị đối nội.D: năng lực chính trị đối ngoại.

Như vậy, các yếu tố phần cứng được bổ sung so với Cline còn hệ số phần mềm là ý đồ chiến lược cùng với sự ủng hộ của dân chúng được thay thế bằng năng lực chính trị đối nội và đối ngoại.

Các phương pháp khác

Sức mạnh tổng hợp quốc gia = N(L+P+I+M), trong đó:

N: năng lực vũ khí hạt nhân.L: diện tích lãnh thổ.I: quy mô công nghiệp.M: quy mô quân đội.

Sức mạnh tổng hợp quốc gia = P 3 Z I {\displaystyle {\sqrt {P^{3}}}ZI} , trong đó:

P: dân số.Z: sản xuất năng lượng.I: sản xuất thép.

Công thức của Hoàng Thạc Phong và Đinh Phong Tuấn (Trung Quốc): Sức mạnh tổng hợp quốc gia = KHαSβ, trong đó:

K: hệ thống phối hợp quốc gia.H: các yếu tố phần cứng.α: hệ số phần cứng.S: các yếu tố phần mềm.β: hệ số phần mềm.

Các nhân tố phần cứng, phần mềm tính toán tương tự các phương pháp khác, hệ số α, β phụ thuộc hai yếu tố cơ bản: quốc gia thuộc loại phát triển hay đang phát triển và quốc gia có chiến tranh, mất ổn định hay hòa bình, ổn định.

Sức mạnh tổng hợp của một số quốc gia theo một cách tính của Trung Quốc
NướcĐiểm và thứ hạng năm 2000Điểm và thứ hạng dự báo cho năm 2020
 Hoa Kỳ241 (1)192 (2)
 Nhật Bản184 (2)228 (1)
 Đức162 (3)164 (3)
 Pháp141 (4)157 (4)
 Ý125 (6)151 (5)
 Anh116 (7)115 (8)
 Canada92 (9)81 (10)
 Úc71 (11)62 (12)
 Nam Phi34 (16)30 (16)
 Nga131 (5)108 (9)
 Trung Quốc102 (8)118 (7)
 Ấn Độ53 (13)57 (13)
 Indonesia37 (15)40 (15)
 Hàn Quốc87 (10)124 (6)
 Brazil69 (12)80 (11)
 Mexico49 (14)52 (14)
 Ai Cập26 (17)21 (17)